Chuyển đến nội dung chính

Sáo Trúc-Lịch Sử Và Phân Loại

Thổi Sáo Trúc


Sơ Lược Về Cây Sáo Trúc (Gồm Sáo Ngang Và Sáo Dọc)

Sáo trúc là một loại nhạc cụ họ hơi (chi hơi vòm) bắt nguồn từ cây “sáo lau sậy” vào thời kì cổ đại.
Có những loại sáo với nhiều ống ghép lại với nhau theo phương thẳng đứng dọc theo mỗi ống cấu tạo và khi hơi thổi ngang trên đầu ống chạm đến thành ống tạo ra âm thanh. Nhưng thỉnh thoảng có những ống được khoét bên thành ống cũng tạo ra âm thanh. Sáo trúc được làm từ các ống nứa hoặc ống trúc.
Từ nhiều năm trước, cây sáo được trải qua nhiều vùng miền đất, nền văn hóa cũng như nhiều lục địa khác nhau trên toàn cầu, cây sáo lúc bấy giờ đã được chế biến qua nhiều hình mẫu khác nhau.


Cùng Tìm Hiểu Lịch Sử Của Cây Sáo Trúc? Từ Khi Nào Và Từ Đâu?

Cây sáo trúc ngày nay bắt nguồn từ cây sáo lau có lịch sử hơn 7000 năm trước, cây sáo ban đầu chỉ là 1 ống lau sậy rỗng ruột, khi có luồng hơi hoặc gió thổi qua thì tạo ra độ rung, phát ra âm thanh. Và sau đó đã được cải tiến rất nhiều lần tùy theo ý tưởng của người sáng tạo để chế biến từ một cây lau sậy rỗng ruột đơn điệu thành một loại nhạc cụ âm nhạc có thể trình tấu (độc tấu, song tấu, hòa tấu) độc đáo như ngày hôm nay.
Trên lý thuyết có nhiều ý kiến cho rằng có nhiều cách để tạo ra độ rung âm trong cây sáo bằng nhiều cách thổi qua lỗ sáo khác nhau.  Nhưng tóm gọn lại cũng đều là cách tạo ra một luồng hơi cắt trên góc cạnh của lỗ thổi từ đó tạo ra độ rung âm thanh từ cây sáo.

 Một số sách sử trên thế giới ghi lại rằng cây sáo trúc ngày nay bắt nguồn từ vùng đất Nam Mỹ, còn trong các sách sử của Trung Quốc lại cho rằng sáo trúc bắt nguồn từ vùng đất Trung Nguyên. Và trong sách “Khảo cứu nhạc cụ Đông Á” của Nhật Bản lại cho rằng: Sáo có nguồn gốc từ Ấn Độ ...
Đến ngày nay vẫn chưa có một tài liệu hoặc công bố chính thống nào dựa vào bằng chứng lịch sử văn hóa cụ thể để có thể khẳng định rằng sáo trúc bắt nguồn từ chính xác nền văn hóa và quốc gia nào trên thế giới!
 
  Có giả thuyết cho rằng sáo trúc bắt nguồn từ Ấn Độ

Phân Loại Của Sáo Trúc

Dựa theo cách thổi, sáo trúc chia ra 2 loại: sáo ngang hoặc sáo dọc. Mỗi loại đều rất phong phú về thể loại. Ở Việt Nam, Sáo ngang chiếm phần trăm  phổ biến thông dụng cao. Mỗi loại Sáo có mỗi tone riêng nên người chơi thường chọn loại Sáo làm sao để phù hợp với tone của bản nhạc. Còn có các loại sáo có thêm một số lỗ bấm phụ trên thân sáo, giúp việc diễn tấu các nốt thăng/giáng dễ dàng.

Sáo Trúc Ngang (hay còn gọi là Sáo ngang)

Sáo ngang thường làm bằng ống trúc, ống nứa hoặc ống rùng, hoặc ống gỗ như các loại sáo mèo gồm sáo mèo đơnsáo mèo kép có chiều dài từ 30 – 50cm, đường kính khoảng 1,5 – 2,5cm.
Về cấu tạo cơ bản, ở phía đầu ống sáo có một lỗ thổi ( lỗ tròn hoặc bầu dục). Trong ống sáo ngay gần lỗ thổi luôn có một mẩu nút bấc hoặc mút mềm có vai trò chặn hơi  để điều chỉnh độ cao thấp khi cần thiết.
Thẳng hàng với lỗ thổi có khoét 6 lỗ bấm liền kề nhau, lỗ bấm thứ nhất cách lỗ thổi 12cm, các lỗ bấm còn lại cách đều nhau 1cm. Phía sau cuối ống sáo có một lỗ định âm (Là lỗ âm cơ bản, lỗ này không sử dụng vào việc bấm khi thổi, nó quyết định âm trầm nhất của một cây sáo trúc khi ta bịt kín tất cả những lỗ bấm và thổi ra âm. Âm trầm này dùng để xác định tên gọi của loại Sáo. Note gì thì là loại sáo đó, ví dụ: thổi ra nốt Đô thì là sáo Đô, note La thì là sáo La...)  Bên cạnh đó còn có những lỗ để buộc dây treo hay dây trang trí cuối cùng.
Có một số loại sáo không có lỗ định âm cơ bản, thay vào đó người ta căn  cứ và đầu lỗ của ống sáo trúc và gọi đó là lỗ âm cơ bản, tuỳ vào từng loại sáo trúc, lỗ âm này có thể có hoặc không.

Sáo Trúc Dọc (hay còn gọi là Sáo Dọc)

Sáo trúc dọc (sáo dọc) có đầu thổi được thiết kế ở phần đầu ống sáo trúc thay cho lỗ thổi trên phần thân của sáo như sáo trúc ngang, vị trí, khoảng cách, kích thước các lỗ bấm và thế bấm đều giống như sáo trúc ngang. Cách thổi sáo dọc thì khác so với sáo ngang ở chỗ sáo dọc phải thổi nơi đầu dọc của sáo.
Sáo dọc hay dễ bị nhầm lẫn với tiêu vì đề thổi hơi dọc, điểm khác biệt cơ bản giữa sáo dọc tiêu là ở kích thước, chiều dài, lỗ thổi và vị trí các lỗ bấm.
Sáo ngang ít được phổ biến hơn sáo dọc.    
Sáo trúc là một nghệ thuật

 NGUYÊN LIỆU CHỌN LỌC ĐỂ LÀM RA CÂY SÁO TRÚC
            Sáo trúc được làm từ  trúc, nứa hoặc rùng. Vật liệu dùng để làm sáo thường là cây trưởng thành hoặc tốt hơn là loại đã già, nhiều năm tuổi (nhưng không quá già), chất lượng cây trúc, nứa không bị sâu bệnh hay mối mọt. Trúc nứa được phơi, sấy, hong khô kĩ lưỡng trước khi đưa vào chế biến.

 CÁC TÔNG CỦA SÁO TRÚC
Sáo trúc cũng như các loại tiêu sáo khác đều được chế tạo với nhiều tông (tone) khác nhau.


Tên gọiKí HiệuTên gọiKí HiệuTên gọiKí HiệuTên gọiKí Hiệu
Sol caoG5SiB4La trầmA4Si trầmB3
Fa caoF5Si giángBb4La giáng trầmAb4  Si giáng trầmBb3
Mi caoE5La thăngA#4Sol thăng trầmG#4La thăng trầmA#3
 Các loại sáo trúc được chia ra thành nhiều quãng tone làm đa dạng phong phú các loại sáo trúcRê caoD5Sol trầmG4La trầmA3
Đô thăng caoC#5Fa thăng trầmF#4  Sol trầmG3

Rê giáng cao
Db5Sol giáng trầmGb4 nơi bán sáo trúc tp hcm
Đô trungC5Fa trầmF4 sáo trúc mua 
sáo 
trúc
Mi trầmE4
 mua sáo trúc online
Mi giáng trầm
Eb4
 bán sáo trúcRê trầmD4
Rê giáng trầmDb4
Do thăng trầmC#4
Đô trầmC4
 Bên trên là các tone của sáo trúc 























Các tông cao hơn hoặc thấp hơn vẫn có thể chế tạo nhưng rất hiếm được sử dụng.
Thông thường Sáo ngang có âm vực rộng 2 quãng tám.

TIẾNG SÁO TRÚC TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI XƯA VÀ NAY
Sáo trúc gắn liền với hình ảnh cậu bé chăn trâu cũng như trong đời sống con người Việt Nam

Tiếng sáo trúc khởi lên từ đâu không ai biết. Người nào thổi ta cũng không hay. Có thể là một chàng nông dân, dưới bóng mát gốc cây hay một chú mục đồng trên mình trâu đang thả điệu véo von theo từng mây lơ lửng trôi dạt về nơi nao...
Người thổi sáo đã đi vào lòng tạo vật, diễn tả thiên nhiên cũng như nói lên lòng mình qua nhạc cụ thô sơ. Tiếng sáo vang xa, càng xa càng trong vắt, càng mơ hồ. Người chơi đàn, rung nắn phím tơ bằng gân tay. Người thổi sáo ngoài mười ngón tay ra, còn dùng hơi thở của mình để tạo nên âm thanh. Tiếng sáo trúc gần với tiếng người vậy nên cũng có thể nói nó đích thực là tiếng lòng. Hơi thở thổi vào lòng sáo trúc, đôi tay uốn nắn hơi thở ấy để phát ra âm thanh của sự sống.
Tiếng sáo còn tồn tại trong văn chương, sách sử, đó là tiếng sáo của Trương Lương trên núi Cối kê đã làm xiêu lòng tám nghìn quân hạng Võ, là tiếng sáo rợ Khương hoang đã hắt hiu, là tiếng trúc của Cao Việm Ly não nùng bên bờ Dịch Thủy, là khúc Lạc Mai Hoa trong thơ Lý bạch, tiếng sáo nổi lên đủ cho hoa mai buồn bã mà rụng xuống đầy sân…
Chơi sáo không mất nhiều tiền, cũng không cồng kềnh bất tiện. Bất cứ đâu, bên đồng, trong rừng, trên bãi biển, trong khách thính, chỉ cần nâng sáo lên là đủ hấp dẫn người nghe...

 link nguồn bài viết lấy từ: http://tieusaotruc.com/sao-truc-ngang-doc.11.html


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sáo Mèo Gỗ Mun (Đơn-Kép)

Sáo Mèo Gỗ Mun (Đơn-Kép) Cùng với sự ra đời và phát triển của nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Bên cạnh sáo trúc ,  sáo Mèo kép gỗ mun  vẫn giữ một vị trí quan trọng trong kho tàng các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam, loại nhạc cụ thổi lên linh hồn tình cảm của con người, âm vang màu sắc của núi rừng Tây Bắc.   Sáo mèo kép gỗ mun giá 1 triệu 600k Sáo mèo là gì? Nguồn gốc từ đâu? Sáo Mèo Kép Gỗ Mun.      Sáo Mèo  kép gỗ mun  là loại nhạc cụ thổi bằng hơi của dân tộc H’ Mông sinh sống trong bản Mèo miền Bắc nước ta, còn có tên gọi khác là sáo H’Mông . Tiếng sáo là phương tiện dùng để gải trí sau giờ lao động mệt nhọc, là tiếng lòng của những đôi trai gái đang yêu, là tâm tư tình cảm, là sự trách móc dỗi hờn... Ban đầu tiếng sáo Mèo chỉ được những người dân tộc Mông thổi lên giữa tiếng núi rừng, giữa những đêm khuya khi chàng trai đang nhớ cô gái. Họ xem tiếng sáo như một phần không thể thiếu trong cách thể hiện tình cảm của mình, khi mà ngôn ...

Sáo Trúc Với Âm Nhạc Hiện Đại

Trong các loại nhạc cụ dân tộc hay được chơi trong các bản nhạc chữ tình nhất phải nói đến sáo trúc . Sáo trúc là một loại nhạc cụ dân tộc được làm từ nguyên liệu thiên nhiên là ống nứa, ống trúc,… Nét đặc trưng của sáo trúc là âm thanh nhẹ nhàng và trầm bổng, tạo cho người nghe cảm giác nhẹ nhàng và mang đậm nét cổ truyền. Sáo trúc được chơi nhiều trong những bản nhạc chủ đề quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa thời xưa nhưng hiện nay với sự tài ba của những người làm nhạc và đam mê sáo trúc, sáo trúc còn có thể kết hợp với nhiều thể loại nhạc và nhạc cụ khác nhau. Sáo trúc dễ đi vào lòng người bởi đặc tính âm thanh trầm bổng nhẹ nhàng, làm nên tính đặc trưng của loại sáo này Sáo Trúc Và Nền Âm Nhạc Hiện Đại Ngày Nay .. Ắt hẳn trong số chúng ta ai ai cũng không thể quên được những bài hát , những giai điệu quê hương dản dị, mộc mạc mà dễ đi vào lòng người , cho dù người đó là người thuộc tuýp cá tính ưa ồn ào náo nhiệt và quẩy hết mình của rock , hay thíc...